Những dấu hiện trên khuôn mặt cho biết tình trạng sức khỏe của bạn

 Sức khỏe là bản tin mà ai ai cũng quan tâm hàng đầu. "Có sức khỏe là có tất cả" nên các bạn hãy luôn chăm sóc và bảo vệ cho sức khỏe của mình nhé. Bạn có thể tự mình dễ dàng phát hiện những dấu hiệu báo cơ thể đang thiếu vitamin nào đó chỉ bằng cách soi mặt mình trong gương.




Có lẽ ai cũng biết một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh là chìa khoá để sở hữu vẻ ngoài tuyệt vời nhất. Nhưng bạn có biết việc thiếu vitamin và khoáng chất quan trọng đã được… viết hết ra trên chính gương mặt mình?


Ngay cả khi bạn ăn uống tốt, bạn vẫn có thể bị thiếu một số vitamin và khoáng chất thiết yếu. Do đó, việc cần làm là đi khám sức khỏe tổng quát nếu bạn cảm thấy cơ thể có gì đó không ổn.

Một cách đơn giản để nhận diện thiếu hụt vitamin – khoáng chất là thông qua biểu hiện trên gương mặt và thực hiện theo chỉ dẫn để lấy lại sắc vóc tươi tắn, khỏe mạnh.

1. Mắt sưng mọng - thiếu i-ốt

Kết quả hình ảnh cho Mắt sưng mọng
mắt sưng mọng

Đây có thể là hiện tượng mà phần lớn chúng ta đều đã quen thuộc khi thức dậy vào buổi sáng, nhất là khi bạn không có một giấc ngủ ngon và sâu. Nhưng nếu mắt bạn vẫn giữ nguyên tình trạng sưng húp suốt cả ngày, đó có thể là dấu hiệu thiếu hụt i-ốt. Đây là chất rất cần cho sức khỏe tuyến giáp bởi vì dưỡng chất này đóng vai trò chủ chốt trong việc sản sinh ra hormone tuyến giáp.

Bệnh tuyến giáp là kết quả của thiếu hụt i-ốt, dẫn tới tình trạng suy giảm hoạt động tuyến giáp - khiến bạn mệt mỏi, tăng cân và móng tay giòn, dễ gãy cũng như đôi mắt sưng húp.

Bạn nên ăn gì: Tổ chức chăm sóc sức khỏe Natural Cures khuyên bạn nên tăng cường hấp thụ cây nam việt quất, tảo bẹ, khoai tây, dâu tây và đỗ nhằm cung cấp đủ i-ốt cho cơ thể.

2. Làn da xanh xao, nhợt nhạt - thiếu vitamin B12

Kết quả hình ảnh cho Làn da xanh xao, nhợt nhạt
da xanh nhợt nhạt
Bạn có dành thời gian mỗi sáng để dặm phấn lên mặt để trông mình không giống như một… xác sống? Sự thật là làn da xanh xao, nhợt nhạt không phải là sản phẩm của tình trạng thiếu ánh nắng mặt trời mà là do thiếu hụt vitamin B12.

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn tới thiếu năng lượng, cảm giác choáng ngất, khó thở, đau đầu và da xanh lớt. Nó cũng có thể dẫn tới tình trạng dễ bị kích ứng và trầm cảm. Nếu bạn trải qua giai đoạn tâm trạng "tụt dốc không phanh", tốt nhất nên đi khám bác sĩ.

Bạn nên ăn gì: Cá hồi, thịt đỏ, ngũ cốc đã tăng cường dưỡng chất, sữa chua và phô mai Thụy Sỹ đều là những thực phẩm tốt dành cho người bị thiếu hụt vitamin B12.

3. Tóc khô - thiếu biotin hay vitamin B7
Kết quả hình ảnh cho Tóc khô
tóc khô xơ thì phải làm sao?

Việc dưỡng tóc được bạn chăm chỉ thực hiện hàng ngày nhưng mái tóc vẫn không thể có được độ mượt mà, sáng bóng như bạn mong muốn? Hãy xem xét lại chế độ ăn của mình.

Tóc khô là dấu hiệu phổ biến của việc thiếu hụt biotin hay vitamin B7. Dưỡng chất này giúp cơ thể chuyển hóa protein và đường.

Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ thần kinh được khỏe mạnh và duy trì sức khỏe tim mạch.

Những người bị thiếu hụt vitamin B7 thường trải nghiệm tình trạng rụng tóc, các nốt đỏ có vảy quanh mắt, mũi và miệng cũng như tình trạng mệt mỏi, tê liệt hay cảm giác râm ran ở cánh tay và chân.

Bạn nên ăn gì: Những thực phẩm bạn nên chọn khi hàm lượng vitamin B7 quá thấp là trứng, hạnh nhân, quả hạch, cây họ đậu và ngũ cốc toàn phần.

4. Môi nhợt nhạt - thiếu sắt
Hình ảnh có liên quan
môi nhợt nhạt

Theo NHS, những người có đôi môi nhợt nhạt thường có hàm lượng sắt thấp. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn tới bệnh thiếu máu – tình trạng khi cơ thể không có đủ sắt để tạo ra lượng tế bào hồng cầu tương ứng. Hậu quả là bạn có cảm giác mỏi mệt, hệ miễn dịch suy yếu, làn da xanh xao và tim đập nhanh.

Nếu thay đổi chế độ ăn mà tình hình không được cải thiện, hãy tới gặp bác sĩ ngay để được kê đơn giúp tăng cường lượng sắt trong cơ thể.

Bạn nên ăn gì: Tăng hấp thụ thịt đỏ, hải sản, đỗ, rau lá xanh đậm, ngũ cốc bổ sung sắt và lê là những lựa chọn hữu ích.

5. Chảy máu nướu, lợi - thiếu vitamin C


Kết quả hình ảnh cho Chảy máu nướu, lợi
chảy máu nướu, lợi
Nếu bạn luôn phát hiện máu sau khi chải răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa, trước hết, nên đi khám nha sĩ để xác định xem mình có bị bệnh răng miệng gì không.

Nếu sau đó, tình trạng không được cải thiện, bạn có thể nghĩ tới nguyên nhân thiếu hụt vitamin C. Dưỡng chất này bảo vệ tế bào, giúp duy trì làn da, mạch máu, xương và sụn khỏe mạnh cũng như hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương.

Thiếu vitamin C có thể dẫn tới bệnh scobat – khi một người bị đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, xuất hiện đốm đỏ trên da, nướu, lợi bị sưng và chảy máu, mặc dù bệnh này hiếm gặp.

Cơ thể con người không thể tự tạo ra vitamin C. Do đó, bổ sung dưỡng chất này thông qua ăn uống là việc quan trọng cần làm.

Bạn nên ăn gì: Hãy thường xuyên bổ sung cam, ớt đỏ, cải kale, súp lơ xanh, dâu tây và bưởi vào chế độ ăn của bạn.
>>> Khuyên các bạn nên tìm đến các bệnh viện để kiểm tra sức khỏe theo thường niên, hoặc những lúc thấy trong người yếu dần hay có dấu hiệu gì xuất hiện trong cơ thể.
Bệnh viện Medlatec tại Hà Nội sẽ là nơi mà các bạn nên tìm đến khi muốn khám sức khỏe, xét nghiệm máu hay kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình.

0 nhận xét:

dau tu dinh cu my | dinh cu chau au| dau tu dinh cu bo dao nha|