Nguyên nhân khiến bạn hay bị nhiệt miệng
Mùa hè thường là mùa hay bị nhiệt miệng nhất, những đốm trắng nhỏ với một lớp màu đỏ xung quanh xuất hiện trong miệng của bạn khiến bạn đau mỗi khi ăn hoặc khi giao tiếp với mọi người. Chúng thường ẩn hiện ở dưới lưỡi, xung quanh má, nướu răng… gây cho bạn không ít đau đớn. Thông thường những vết loét nhiệt miệng nhỏ thường khiến bạn đau đớn trong 5-10 ngày còn những vết lớn hơn hành hạ bạn thậm chỉ là khoảng 1 tháng.
Vậy nguyên nhân gì khiến bạn hay bị nhiệt miệng?
Những nguyên nhân bị nhiệt miệng |
1. Mất cân bằng nội tiết
Nhiệt miệng xuất hiện khi bạn mất cân bằng các tiết tố. Đặc biệt là phụ nữ thường gặp loét miệng ngay trước và trong kì hành kinh.
2. Căng thẳng
Trong nhiều trường hợp căng thẳng và lo lắng cũng gây ra những vết loét nhiệt miệng. Nếu bạn buồn bã thì đây cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng đấy.
3. Nhiễm virus Herpes simplex
Herpes simplex là một loại virus lây nhiễm có thể lây nhiễm trực tiếp từ người khác. Loại virus này lây lan qua ăn uống hoặc dùng chung son dưỡng môi và đường hôn.
4. Dị ứng với một số thực phẩm
Nếu bạn dị ứng một số thực phẩm nào đó, các vết loét nhiệt có thể phát triển. Hoặc nếu bạn ăn nhiều đồ ăn cay, các vết nhiệt cũng có thể hình thành. Do đó cần cẩn trọng hơn khi lựa chọn đồ ăn.
5. Thiếu máu
Thiếu máu là do sự thiếu hụt sắt. Bệnh thiếu máu gây ra lở loét trong miệng, gây khô miệng và xung quanh cổ họng.
6. Vệ sinh răng miệng kém
Một số vết loét nhiệt miệng xuất hiện ở vùng nướu răng là do sức khỏe răng miệng kém. Trong tất cả các hình thức của viêm loét miệng, những người bị nhiệt miệng ở nướu răng là đau đớn nhất.
7. Thiếu dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Khi chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin B12, vitamin C và sắt cũng có thể dẫn đến loét miệng.
8. Hệ tiêu hóa có vấn đề
Khi nhiệt miệng phát triển cũng cho thấy dấu hiệu đường ruột của bạn không ổn định. Nếu các vết loét nhiệt miệng không khỏi trong 1-2 tuần, bạn cần gặp bác sĩ để kiểm tra.
Cách điều trị bệnh nhiệt miệng
chữa khỏi nhiệt miệng bằng cách uống bột sắn |
Bột sắn dây có tác dụng làm mát cơ thể rất hiệu quả
Để điều trị dứt điểm chứng nhiệt miệng, cần xác định được nguyên nhân từ đâu để có cách điều trị thích hợp nhất.
Nếu ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể ra hiệu thuốc xin tư vấn và mua kháng sinh cùng vitamin C để uống bổ sung. Ngoài ra, cải thiện chế độ dinh dưỡng, tạm thời ngừng nạp các đồ ăn không tốt cho sức khỏe cũng như gây đau đớn, khó chịu như đồ cay, nóng, giàu đạm. Uống thật nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây để thanh lọc cơ thể.
Có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian như uống bột sắn dây hoặc ăn cháo sắn dây nấu đặc. Ngậm nước khế chua giúp tiết dịch nhiều hơn. Dùng nước rau ngót đã giã nát để đắp vào vết loét cũng là một cách hiệu quả.
Như vậy, xác định được nguyên nhân thì người bệnh sẽ tìm ra cách chữa trị hiệu quả nhất. Song nếu vết loét quá sâu và có dấu hiệu nhiễm trùng, hoại tử, người bệnh nên đến ngay bệnh viện uy tín để điều trị.
Phòng tránh và ngăn ngừa bệnh nhiệt miệng như thế nào?
Trong hầu hết các trường hợp bệnh nhiệt miệng, vết loét sẽ tự khỏi không cần bất kỳ cách điều trị nào, mà chỉ cảm thấy khó chịu trong vài ngày.
Thông tin trên báo Sức khỏe và Đời sống, bạn cần uống nhiều nước và cẩn thận khi đánh răng. Nếu sau 7 – 10 ngày, bệnh nhiệt miệng không đỡ, bạn nên tới bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra tìm ra căn nguyên của bệnh nhiệt miệng.
Bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau có chứa các chất axit và glycerin bôi ngày 2 lần sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ; súc miệng ít nhất 4 lần/ngày với nước muối pha loãng; chỉ nên ngậm trong miệng khoảng 1 phút và nhớ là đừng nuốt.
Để phòng tránh chứng nhiệt miệng, nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Cần ăn nhiều rau, trái cây, uống nước, tránh tình trạng cơ thể bị nóng gây ra bệnh và làm cho bệnh nặng thêm. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến cách ăn uống trong lúc bị bệnh nhiệt miệng như: tránh ăn các loại thực phẩm có chứa axít có vị chát hay tẩm nhiều gia vị như chanh , ớt, hạt tiêu, bưởi … sẽ làm vết thương đau đớn hơn).
Những người bị lở miệng tái phát quá nhiều và khó lành cần đi khám để phát hiện và điều trị từ các bệnh nguyên nhân, chẳng hạn như luput ban đỏ hệ thống.
>>> XEM TIẾP
>>> XEM TIẾP
0 nhận xét: